Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển trẻ em
Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyên vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia
Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với công đông Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì những mục đích chung như lao đỏng, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thâm chí không thể tổn tại được, nhất là đứa trẻ, một sinh thể yêu ớt rất cần đến sư chăm sóc, bảo vê của người lớn.
Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyên vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ
Ngôn ngữ là một công cụ dễ phát triển tư duy và nhận thức cho trẻ
Quá trình trưởng thành của dứa trẻ bên cạnh thể chất là trí tuệ. Công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực (sự hiện hữu) của tư duy. Tư duy của con người có thể hoạt động được (nhất là tư duy trừu tượng) cũng chính là nhờ có phương tiện ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không diễn ra được. Ngôn ngữ làm cho các kết quả của tư duy được cố định lại, do đó có thế khách quan hoá tư duy cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy với các sản phẩm của nó thì ngôn ngữ chi là những âm thanh vô nghĩa.
Có ngôn ngữ, tư duy của trẻ sẽ được phát triển. Đây là hai mặt của một quá trình có tác động qua lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sư phát triển của tâm lí trẻ em. Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển. Ngược lại, tư duy phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ
Khi ta so sánh một em nhỏ 2 - 3 tuổi đã có khả năng bày tỏ bằng lời nói một cách sơ đẳng với một em bé 8 - 10 tháng tuổi có trí khôn mới chỉ ở hình thức cảm giác - vận động (Piaget), tức là không có phương tiện nào khác ngoài những sự tri giác và sự vận động, thì thoạt đầu có vẻ như hiển nhiên là ngôn ngữ đã làm biến đổi nền tảng trí khôn này, làm cho trẻ bắt đầu có thêm sự hoạt động của "tư duy". Như vậy, nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có thể gợi ra trong đầu những tình huống và được giải phóng khỏi những ranh giới của không gian gần và của hiện tại thuần tuý, tức là được giải phóng khỏi những giới hạn của trường tri giác, trong khi trí khôn cảm giác - vận động hầu như hoàn toàn bị giới hạn ở trong những ranh giới như vậy. Hơn nữa, nhờ có ngôn ngữ mà trẻ em không chỉ nhận biết được đồ vật và sự việc trong tính trực tiếp của chúng, mà còn biết lồng ghép chúng (đồ vật và sự việc) vào trong phạm vi của khái niệm và các mối tương quan, qua đó làm phong phú nhận thức của mình.
Khi xem xét ngôn ngữ góp phần phát triển nhận thức sẽ thấy rất rõ ngôn ngữ luôn đồng hành với quá trình và nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Mặt khác, các từ ngữ chỉ thuộc tính cũng góp phần phát triển sự nhạy cảm của các giác quan. Trẻ cũng phát triển khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ, so sánh, phân loại, phán đoán, khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản. Ngôn ngữ giúp một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc của trẻ được thể hiện và dần hoàn thiện.
Ngôn ngữ là phương tiên để giáo dục trẻ một cách toàn diện
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi. Dạy trẻ tiếng mẹ đẻ, phát triển lời nói cho trẻ thực hiện mục tiêu “kép”. Đó là, học để biết tiếng mẹ đẻ, đồng thời sử dụng nó như một công cu để vui chơi, hoc tập. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở moi nơi, mọi lúc. Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển.
Sự phát triển toàn diện của đứa trẻ bao gồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa Điều gì tối, điều gì xấu, cần phải ứng xử giao tiếp như thế nào cho phù hợp, không chỉ là sự bắt chước máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp. Điều này làm cho trẻ có điều kiên học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh trẻ. Người lớn bằng lời cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục những hành vi đạo đức cho trẻ. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ ca, truyện kể - những tác phẩm nghê thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu. Đó là sự tác động của lời nói nghê thuật như một phương tiên hữu hiệu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
Ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngừ cho trẻ tư sơ sinh đến 6 tuổi
Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi, nhất là từ 3 đến 6 tuổi, là giai đoạn "siêu tốc" phát triển ngôn ngữ Thành tựu phát triển tối ưu nhất thiết đòi hỏi phải có sư giáo dục ngôn ngữ "kịp thời", "đúng lúc" . Những thành tựu phát triển lời nói ở lứa tuổi này là rất to lớn. Đây là giai đoạn hoàn thiện cơ quan phát âm của trẻ. Đến 6 tuổi, về cơ bản, trẻ đã nói năng tương đối lưu loát, biểu cảm. Về mặt ngữ pháp, hầu hết các mẫu câu tiếng Việt, trẻ cũng đã sử dụng vào lúc 6 tuổi. Sự thực là những giờ học ngôn ngữ đầu tiên đối với mỗi con người là ngay từ khi lọt lòng mẹ. Có thế khẳng định rằng học tiếng me đẻ là sự hoc tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm nhất.
Tóm lại, phát triển ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự thành công của trẻ trong học tập và trong cuộc sống. Ngôn ngữ là nền tảng cho mọi tương tác xã hội. Sự phát triển ngôn ngữ phụ thuộc và hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển trí não và nhận thức của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vốn từ vựng lớn sẽ giúp trẻ tăng khả năng sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới.Ngoài ra, việc học nhiều hơn một ngôn ngữ đem lại rất nhiều lợi ích. Nói cách khác, sự phát triển ngôn ngữ không thể được xem xét một cách đơn lẻ mà có mối liên hệ chặt chẽ và cực kì quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của trẻ trong những năm đầu đời.
#daytretiengviet #vaitrocuangonngu #daytrengonngu #daytrevanhoa